Chúng ta thường nghe nói đến thuế, vậy thế được định nghĩa thế nào cho đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thế nào là thuế và những đặc trưng của thuế như thế nào.
Thuế là gì?
Theo định nghĩa thuế trên Wikipedia thì thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu về khái niệm thuế như sau để có cái nhìn nhận toàn diện nhất về thuế đó là:
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
Tại sao các tổ chức cá nhân phải đóng thuế?
Chúng ta sống trong một đất nước sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, nhà nước đặt ra chế độ thuế do người dân tham gia đóng góp theo từng loại thuế khác nhau với mục đích là đảm bảo sự tồn tại, hoạt động của mình, nhà nước lấy tiền thuế mà người dân nộp để:
- Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
- Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
- Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.
- Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
- Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
- Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
Bài viết liên quan: